Nguyên Tắc Vệ Sinh Vùng Kín Trong Những Ngày Mưa Ẩm Ướt

Nguyên Tắc Vệ Sinh Vùng Kín Trong Những Ngày Mưa Ẩm Ướt
Ngày đăng: 09/11/2023 11:06 AM

Vệ sinh vùng kín là một phần quan trọng khi chăm sóc cá nhân của mọi phụ nữ. Nhất là khi thời tiết oi bức, hoặc ẩm ướt. Vào những ngày mưa ẩm ướt, việc vệ sinh cô bé sạch sẽ, thoáng mát là điều quan trọng để đảm bảo sức kháng và tránh các nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín.

 

 

Dưới đây là một số nguyên tắc vệ sinh vùng kín trong những ngày mưa ẩm ướt chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Các chị em hãy cùng EEC - Bảo vệ trọn đời tìm hiểu qua nhé!

 

 

1. Cách vệ sinh vùng kín đúng cách: Thay quần lót thường xuyên

 

 

Thay quần lót thường xuyên là một trong những nguyên tắc vệ sinh vùng kín quan trọng, nhất là vào những ngày mưa ẩm ướt. Việc này giúp duy trì vùng kín khô ráo và sạch sẽ, từ đó giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn và nấm

 

 

Hãy ưu tiện chọn loại quần lót làm từ vải thoáng khí như cotton, để giúp hút ẩm và giữ vùng kín khô ráo. Vải tổng hợp có thể gây giữ nhiệt và ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, nên hạn chế và không nên dùng chúng nhé.

 

 

Có một lưu ý đặc biệt các chị em cần nhớ trong quá trình sử dụng quần lót. Hãy kiểm tra quần lót của mình để đảm bảo rằng chúng không bị rách hoặc hỏng. Vì nếu quần lót bị hỏng có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nên đổi quần lót mới sau 3-6 tháng sử dụng. Sẽ tùy vào mức độ sử dụng quần lót nhiều hay ít, mọi người có thể xê dịch thời gian nhé.

 

 

>> Xem Thêm: 6 Nguyên Tắc Mặc Đồ Lót Đúng Cách Để Bảo Vệ Sức Khỏe Vùng Kín

 

 

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách là nên thay quần lót thường xuyên

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách là nên thay quần lót thường xuyên

 

 

2. Vệ sinh vùng kín hàng ngày vào những hôm thời tiết mưa ẩm ướt

 

 

Vì thời tiết mưa ẩm ướt có thể làm tăng độ ẩm và sự ẩm ướt trong vùng kín, cách vệ sinh vùng kín đúng cách bạn nên làm là rửa sạch và duy trì vùng kín khô ráo hàng ngày là một cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa vấn đề về viêm nhiễm và mùi kháng khuẩn. 

 

 

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết hơn về cách vệ sinh vùng kín hàng ngày trong những ngày mưa ẩm ướt:

 

 

  • Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh cô bé: Luôn luôn rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh vùng kín để ngăn vi khuẩn từ tay truyền vào vùng kín.

 

 

  • Sử dụng nước ấm rửa nhẹ: Hãy sử dụng nước ấm để rửa vùng kín hàng ngày. Nếu ai muốn sử dụng xà phòng, thì nên lưu ý chỉ dùng loại có pH cân đối hoặc dành riêng cho vùng kín là lựa chọn tốt.

 

 

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh: Chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh vùng kín chứa thành phần dịu nhẹ và có pH cân đối (pH khoảng 3.5 - 4.5) để không làm thay đổi cân bằng tự nhiên của vùng kín. Hãy tránh sản phẩm chứa hương thơm mạnh hoặc hóa chất có thể gây kích ứng. Các chị em có thể đặt mua ngay sản phẩm Dung Dịch Vệ Sinh TS6 giúp làm sạch, kháng khuẩn, chống ngứa, khử mùi hôi hiệu quả.

 

 

  • Rửa từ trước ra sau: Hãy rửa từ phía trước (khu vực âm đạo) ra phía sau (hậu môn) để tránh truyền vi khuẩn từ hậu môn vào khu vực âm đạo.

 

 

  • Giữ cho vùng kín khô ráo sau khi rửa: Sau khi rửa sạch, hãy sử dụng khăn sạch và mềm để làm khô vùng kín. Đảm bảo vùng kín hoàn toàn khô trước khi mặc quần lót để tránh ẩm ướt và có mụn vùng kín nhé.

 

 

  • Tránh sử dụng sản phẩm hữu cơ: Tránh sử dụng bột talc hoặc dầu cỏ trong vùng kín, vì chúng có thể làm tăng độ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn.

 

 

  • Kiểm tra tình trạng vùng kín: Nên theo dõi tình trạng vùng kín hàng ngày. Nếu bạn gặp vấn đề như ngứa vùng kín, viêm nhiễm hoặc mùi kháng khuẩn lạ, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

 

>> Xem Thêm: Cách Vệ Sinh Vùng Kín Và Bổ Sung Lợi Khuẩn Cho Vùng Kín Hiệu Quả

 

 

Vệ sinh vùng kín hàng ngày vào những hôm thời tiết mưa ẩm ướt

Vệ sinh vùng kín hàng ngày vào những hôm thời tiết mưa ẩm ướt

 

 

3. Thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt

 

 

Phụ nữ tới thời kỳ kinh nguyệt cũng là thời điểm "cô bé" trở nên nhạy cả, ẩm ướt nhất. Vào những ngày thời tiết nhiều mưa ẩm ướt, nếu bạn không kịp thời thay băng vệ sinh hoặc không vệ sinh kỹ vùng kín, rất dễ dẫn đến viêm nhiễm. Dưới đây là một số điều quan trọng bạn cần tuân theo:

 

 

  • Vệ sinh tay trước và sau khi thay băng vệ sinh: Đảm bảo rằng bạn vệ sinh tay thật sạch trước khi thay băng vệ sinh để tránh lây nhiễm vi khuẩn vào vùng kín. Sau khi thay băng vệ sinh xong, bạn cũng nên rửa tay sạch sẽ.

 

 

  • Chọn băng vệ sinh chất lượng: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên chọn mua loại băng vệ sinh có chất liệu tốt, hấp thụ độ ẩm tốt, và không gây kích ứng da. Các chị em nên chọn băng vệ sinh có kích thước và độ dày phù hợp với nhu cầu cá nhân của mình.

 

 

  • Thay băng vệ sinh thường xuyên: Trong suốt ngày kinh nguyệt, hãy thay băng vệ sinh ít nhất mỗi 4-6 giờ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm ướt. Trong những ngày mưa ẩm ướt, độ ẩm cao có thể làm cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn, vì vậy việc thay băng vệ sinh thường xuyên là rất quan trọng.

 

 

  • Sử dụng băng vệ sinh không chứa hương thơm mạnh: Hương thơm có thể gây kích ứng và không tốt cho vùng kín. Vì vậy, bạn nên chọn sản phẩm băng vệ sinh không có hương thơm hoặc có hương thơm nhẹ.

 

 

  • Giữ vùng kín luôn khô ráo: Sau khi thay băng vệ sinh, đảm bảo rằng vùng kín được khô thoáng trước khi đặt băng vệ sinh mới nhé. Điều này giúp ngăn tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.

 

 

  • Luôn mang băng vệ sinh dự phòng: Để đảm bảo bạn luôn sẵn sàng trong trường hợp cần thiết, tránh những tình huống không hay có thể xảy ra.

 

 

>> Xem Thêm: 4 Sai Lầm Phổ Biến Khi Sử Dụng Băng Vệ Sinh Hàng Ngày

 

 

Thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt

Thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt

 

 

4. Hạn chế sử dụng nước biển hoặc đi bơi hồ bơi

 

 

Nước biển hoặc nước hồ bơi có thể chứa các hóa chất và vi khuẩn có thể gây kích ứng cho vùng nhạy cảm này, đặc biệt khi da đã mềm mại và dễ bị tác động hơn trong thời tiết ẩm ướt. Đối với các chị em cũng nên tránh áo lót ẩm khi đi bơi và thay ngay đồ khô khi kết thúc hoạt động dưới nước, để giảm nguy cơ nấm và kích ứng da.

 

 

>> Xem Thêm: Nên Sử Dụng Loại Nước Giặt Đồ Lót Nào Để Ngăn Ngừa Bệnh Phụ Khoa

 

 

Nước biển hoặc nước hồ bơi có thể chứa các hóa chất và vi khuẩn có thể gây kích ứng cho vùng nhạy cảm này

Nước biển hoặc nước hồ bơi có thể chứa các hóa chất và vi khuẩn có thể gây kích ứng cho vùng nhạy cảm này

 

 

5. Không sử dụng khăn giấy có mùi hoặc chất phụ gia mạnh để vệ sinh vùng kín

 

 

Việc không sử dụng khăn giấy có mùi hoặc chất phụ gia mạnh là một phần quan trọng của nguyên tắc vệ sinh vùng kín trong những ngày mưa ẩm ướt. Mùi và chất phụ gia trong khăn giấy có thể gây kích ứng cho vùng nhạy cảm này, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt khi da dễ trở nên nhạy cảm hơn.

 

 

Bạn nên chọn lựa những sản phẩm không có mùi và chất phụ gia mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ kích ứng và duy trì sự thoải mái cho vùng kín của bạn. Điều này cũng áp dụng cho nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân khác mà bạn sử dụng để làm sạch "cô bé" của mình.

 

 

>> Xem Thêm: Có Nên Dùng Giấy Vệ Sinh Để Làm Sạch Vùng Kín?

 

 

Mùi và chất phụ gia trong khăn giấy có thể gây kích ứng cho vùng nhạy cảm

Mùi và chất phụ gia trong khăn giấy có thể gây kích ứng cho vùng nhạy cảm

 

 

Trên đây là các nguyên tắc bạn nên biết để vệ sinh vùng kín đúng cách vào những ngày thời tiết mưa, độ ẩm cao. Lưu ý rằng trong những ngày như thế này, "cô bé" của bạn cũng rất dễ ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ bị viêm phụ khoa. Nếu bạn có các dấu hiệu như nổi mụn vùng kín, ngứa vùng kín, khí hư ra bất thường, đục, có mùi hôi, thì nên tìm đến bác sĩ phụ khoa để khám ngay, tránh trường hợp viêm nhiễm trở nặng.

 

 

 

Cùng follow EEC để đọc các bài viết về sức khỏe phụ khoa dành cho chị em phụ nữ và để đặt mua ngay các sản phẩm phụ khoa giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín khỏi những ngày ẩm ướt nhé!

 

 

Fanpage: TS6_Việt NamEEC PHARMA

 

Website: ts6probiotic.com.vneecpharma.vn 

 

Shopee: https://shopee.vn/ts6probiotic

 

Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/eec-pharma?t=store

Zalo
Zalo
Hotline